Được chế tạo và thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư, kỹ sư và chuyên gia hàng hải, con tàu không chỉ có hiệu suất đáng kinh ngạc mà còn hoàn toàn tự động trong việc tái tạo năng lượng sử dụng.
Nói đến khía cạnh hiệu suất và năng lượng, con tàu sau đây sẽ chỉ tận dụng ánh sáng mặt trời, gió và khí hydro để vận hành và di chuyển vòng quanh thế giới kéo dài trong suốt 6 năm.
Với tên gọi, Energy Observer, phương tiện này thực chất là một du thuyền tốc độ cao đa khoang, chạy nhờ các tấm pin năng lượng mặt trời, turbine gió, và một hệ thống tái tạo nhiên liệu hydro. Thuyền trưởng Jerome Delafosse – một nhà nghiên cứu và thợ lặn chuyên nghiệp – cùng Victorien Erussard – tay đua tàu cừ khôi và sĩ quan hải quân – đều có cùng quê ở Pháp, và được chọn để đồng hành trên chặng đường đầy trải nghiệm này.
“Trong quá khứ, con người đi đây đi đó để khám phá và chinh phục những vùng đất mới, tạo ra ngày một nhiều lợi ích cho cuộc sống. Với Energy Observer, chúng tôi muốn tiếp tục nhiệm vụ không ngừng nghỉ đó của nhân loại, đồng thời truyền tải thông điệp về một tương lai xanh trên toàn thế giới”, Delaafosse phát biểu.
Được chế tạo và thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư, kỹ sư và chuyên gia hàng hải, con tàu không chỉ có hiệu suất đáng kinh ngạc mà còn hoàn toàn tự động trong việc tái tạo năng lượng sử dụng. Sức gió tự nhiên và hydro phân tách khử carbon từ nước biển dùng để vận hành là những đặc trưng độc đáo của con tàu, biến nó trở thành con tàu chạy năng lượng từ hydro đầu tiên trên thế giới. Các loại năng lượng này cũng không gây ô nhiễm môi trường và không hề đắt đỏ.
Energy Observer sẽ đi qua 50 nước và dừng chân ở 101 địa điểm khác nhau với mục tiêu tìm ra những biện pháp hữu dụng nhất đối phó với các vấn đề môi trường hiện nay. Nó không chỉ là một con tàu đơn thuần, mà còn đóng vai trò như một hình mẫu truyền thông sáng tạo cổ vũ cho công cuộc bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.
Nó nắm trong tay 2 nhiệm vụ: thử nghiệm công nghệ năng lượng ở môi trường thực nghiệm cũng như trong các hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, đồng thời thám hiểm vòng quanh thế giới, khám phá thêm nhiều khía cạnh cổ vũ gìn giữ môi trường.
Nguồn: Theo Trí thức trẻ